![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2023/12/z5010997962824_93ea9e0d679dda6aa83b18a10e09ea9b-e1711599080105.jpg)
DI TÍCH LỊCH SỬ
Vùng đất Vũ Quang đã có từ lâu trong lịch sử. Thời xa xưa là một phần đất của huyện Dương Toại, quận Cửu Đức; rồi châu Phúc Lộc (đời Đường), Đỗ Gia (đời Lê), một thời, phần lớn thuộc huyện Hương Khê (triều Nguyễn).
Vũ Quang với nhiều di tích lịch sử văn hóa từ thời Trần, thời Lê còn lưu lại. Nơi khai hoang mở đất, lập trại của cha con Trạng sử (Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy) từ thế kỷ XV; nơi có làng gốm Cẩm Trang nổi tiếng; nơi có những danh nhân văn hóa góp phần làm rạng rỡ đất Hồng Lam. Những địa danh như: Thượng Bồng, Hạ Bồng, Hói Trùng, Hói Trí, Bãi tập…đã đi vào tâm trí của người dân Vũ Quang và vang vọng mãi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Con người Vũ Quang vừa mang những đặc trưng con người Hà Tĩnh lại được tôi luyện trong gian khổ từ căn cứ địa, chiến khu xưa, từng vượt qua thác ghềnh, thú dữ nên xông pha can trường, bền gan nuôi chí lớn.
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Tuong-dai-Phan-Dinh-Phung-768x422.png)
Tượng đài Phan Đình Phùng và nghĩa quân (Thị trấn Vũ Quang)
Quần thể tượng đài nhà yêu nước Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê được xây dựng trên diện tích 3,8 ha, tọa lạc tại dãy núi Động Voi (Tổ dân phố 3, thị trấn Vũ Quang), cạnh đường Hồ Chí Minh. Quần thể có 03 pho tượng, gồm lãnh tụ Phan Đình Phùng và 2 nghĩa sỹ Cần Vương cao 15,3 m, chân tượng khắc họa hình ảnh rừng cây cao 8,5m, đều được đúc bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa. Tượng đài ở trên đỉnh đồi hướng ra sông Ngàn Trươi và bao quát cả trung tâm hành chính huyện Vũ Quang. Công trình còn bao gồm 1 bức phù điêu diện tích 156m2 mô tả lại công tác chuẩn bị và chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê trong trận “Sa nang úng thủy” diễn ra vào tháng 10 năm 1894; 10 phiến đá mặt có chạm khắc, 35 khối điêu khắc trang trí và 02 lư hương. Công trình được hoàn thành vào tháng 11 năm 2016, trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-Nguyen-Tinh-xa-An-Phu-768x474.png)
NHÀ THỜ NGUYỄN TÍNH
Nhà thờ Nguyễn Tính (xã Ân Phú) là nơi thờ tự tướng quân Nguyễn Tính, Người được triều đình Nhà Nguyễn phong chức “Chấn võ vệ Lục đội Chính Đội trưởng Suất đội”. Căn cứ vào gia phả dòng họ Nguyễn xã Ân Phú và các đạo sắc phong thì Nguyễn Tính sinh năm Minh Mạng thứ 13( 1832) tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang). Ông là người có công lớn trong việc giúp các vua Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược và tiễu trừ các cuộc phản loạn trong nước, góp phần an dân ở nhiều nơi. Sự nghiệp chinh chiến của tướng quân Nguyễn tính trải dài trong hơn hơn 30 năm, lập nhiều chiến công và nhiều lần được triều đình ban thưởng. Năm 1885, ông được triều đình cho về quê an nghỉ tuổi già. Ông mất ngày 22 tháng 6 năm Ất Mão (1915) tại quê nhà. Sau khi ông mất, con cháu dòng họ Nguyễn và nhân dân đã lập từ đường để thờ tự hết sức trang trọng. Hàng năm, cứ đến ngày kỵ húy của ông ( ngày 22 tháng 6 âm
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-Le-Khac-Phuc-xa-Duc-Huong.jpg)
Nhà thờ họ Lê (xã Đức Hương)
Nhà thờ họ Lê tọa lạc tại thôn Hương Đại xã Đức Hương, là nơi thờ tướng quân Lê Khắc Phục, một vị danh tướng của Bình Định vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Lê Khắc Phục có tên thật là Trịnh Khắc Phục quê gốc ở xã Thủy Chú – huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa). Theo gia phả ghi lại, Trịnh Khắc Phục là con trai của ông Trịnh Nhữ Lượng và bà Lê Thị Ngọc Biền (chị gái của vua Thái tổ Lê Lợi). Như vậy, theo dòng họ, Trịnh Khắc Phục gọi vua Lê Thái tổ (Lê Lợi) bằng cậu ruột. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của giặc Minh, nhiều nhân sĩ, trí thức đã tìm về vùng đất Lam Sơn để tụ nghĩa và Trịnh Khắc Phục là một trong số những người có mặt sớm nhất. Năm 1424, Trịnh Khắc Phục đã cùng nghĩa quân Lam Sơn tiến vào đất Nghệ An để mở rộng địa bàn của cuộc khởi nghĩa. Tại đây, ông đã kết duyên với bà Đường Thị Bội người xã
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-ho-Dang-xa-An-Phu-768x432.png)
Nhà thờ họ Đặng (xã Ân Phú)
Nhà thờ Họ Đặng còn có tên gọi khác là Từ đường Họ Đặng. Đây là nơi thờ tự tiên tổ Họ Đặng ở xã Ân Phú và hai cha con là Đặng Cử – người từng giữ chức Võ thành vệ Tam đội thị sai, Chánh Cửu phẩm Thư lại và Đặng Tân – Chánh Đội trưởng Thập đội thị sai, Trấn giữ phía Tả thành Nghệ An cùng Đặng Giám (còn có tên gọi khác là Tổng Loan), người từng giữ chức Chánh tổng Dị Ốc. Theo các tư liệu còn lưu giữ cho biết, dòng họ Đặng có nguồn gốc từ phía Bắc thiên di về đất Trại Đầu dựng nghiệp từ thời Lê, đến nay đã trải qua 12 đời với 6 chi họ. Đặc biệt, dòng họ có hai cha con Võ Thành vệ Tam đội thị sai Chánh cửu phẩm thư lại Đặng Cử và Chánh đội trưởng Thập đội thị sai Trấn thủ Nghệ An là Đặng Tân có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn và Triều Nguyễn được ban sắc chỉ vinh danh công trạng. Tại di tích hiện còn lưu giữ 14 bản sắc lệnh cổ có từ thời vua Cảnh
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Tuong-dai-Phan-Dinh-Phung-768x422.png)
Tượng đài Phan Đình Phùng và nghĩa quân (Thị trấn Vũ Quang)
Quần thể tượng đài nhà yêu nước Phan Đình Phùng và nghĩa quân Hương Khê được xây dựng trên diện tích 3,8 ha, tọa lạc tại dãy núi Động Voi (Tổ dân phố 3, thị trấn Vũ Quang), cạnh đường Hồ Chí Minh. Quần thể có 03 pho tượng, gồm lãnh tụ Phan Đình Phùng và 2 nghĩa sỹ Cần Vương cao 15,3 m, chân tượng khắc họa hình ảnh rừng cây cao 8,5m, đều được đúc bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa. Tượng đài ở trên đỉnh đồi hướng ra sông Ngàn Trươi và bao quát cả trung tâm hành chính huyện Vũ Quang. Công trình còn bao gồm 1 bức phù điêu diện tích 156m2 mô tả lại công tác chuẩn bị và chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê trong trận “Sa nang úng thủy” diễn ra vào tháng 10 năm 1894; 10 phiến đá mặt có chạm khắc, 35 khối điêu khắc trang trí và 02 lư hương. Công trình được hoàn thành vào tháng 11 năm 2016, trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài huyện, đặc biệt là với thế hệ trẻ.
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-Nguyen-Tinh-xa-An-Phu-768x474.png)
NHÀ THỜ NGUYỄN TÍNH
Nhà thờ Nguyễn Tính (xã Ân Phú) là nơi thờ tự tướng quân Nguyễn Tính, Người được triều đình Nhà Nguyễn phong chức “Chấn võ vệ Lục đội Chính Đội trưởng Suất đội”. Căn cứ vào gia phả dòng họ Nguyễn xã Ân Phú và các đạo sắc phong thì Nguyễn Tính sinh năm Minh Mạng thứ 13( 1832) tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang). Ông là người có công lớn trong việc giúp các vua Nguyễn chống thực dân Pháp xâm lược và tiễu trừ các cuộc phản loạn trong nước, góp phần an dân ở nhiều nơi. Sự nghiệp chinh chiến của tướng quân Nguyễn tính trải dài trong hơn hơn 30 năm, lập nhiều chiến công và nhiều lần được triều đình ban thưởng. Năm 1885, ông được triều đình cho về quê an nghỉ tuổi già. Ông mất ngày 22 tháng 6 năm Ất Mão (1915) tại quê nhà. Sau khi ông mất, con cháu dòng họ Nguyễn và nhân dân đã lập từ đường để thờ tự hết sức trang trọng. Hàng năm, cứ đến ngày kỵ húy của ông ( ngày 22 tháng 6 âm lịch), con cháu và nhân dân lại tề tựu về Nhà thờ để tưởng nhớ công ơn của một vị tướng quân suốt đời hy sinh vì dân, vì nước; các vua triều Nguyễn đã phong tặng ông hai đạo sắc (một Chính Phẩm và Lục phẩm) và bốn đạo bằng. Với những giá trị về lịch sử và truyền thống, Nhà thờ Nguyễn tính đã được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh vào năm 2013.
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-Le-Khac-Phuc-xa-Duc-Huong.jpg)
Nhà thờ họ Lê (xã Đức Hương)
Nhà thờ họ Lê tọa lạc tại thôn Hương Đại xã Đức Hương, là nơi thờ tướng quân Lê Khắc Phục, một vị danh tướng của Bình Định vương Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Lê Khắc Phục có tên thật là Trịnh Khắc Phục quê gốc ở xã Thủy Chú – huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa). Theo gia phả ghi lại, Trịnh Khắc Phục là con trai của ông Trịnh Nhữ Lượng và bà Lê Thị Ngọc Biền (chị gái của vua Thái tổ Lê Lợi). Như vậy, theo dòng họ, Trịnh Khắc Phục gọi vua Lê Thái tổ (Lê Lợi) bằng cậu ruột. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của giặc Minh, nhiều nhân sĩ, trí thức đã tìm về vùng đất Lam Sơn để tụ nghĩa và Trịnh Khắc Phục là một trong số những người có mặt sớm nhất. Năm 1424, Trịnh Khắc Phục đã cùng nghĩa quân Lam Sơn tiến vào đất Nghệ An để mở rộng địa bàn của cuộc khởi nghĩa. Tại đây, ông đã kết duyên với bà Đường Thị Bội người xã Yên Duệ – tổng Thượng Bồng – huyện La Sơn (nay là xã Đức Hương – huyện Vũ Quang) và sinh ra Trịnh Như Sơn là vị tổ trực tiếp của dòng họ Lê (Trịnh) ở Đức Hương ngày nay. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), do có nhiều công lao trong việc giúp vua đánh giặc, Trịnh Khắc Phục đã được vua Lê Thái Tổ phong hàm Vinh lộc đại phu, chức Tả kim ngô vệ đại tướng quân, tước Thượng trí tự và được ban Quốc tính họ Lê (tức cho mang họ nhà vua). Ngoài công lớn trong việc giúp vua đánh đuổi giặc Minh giải phóng đất nước, Lê (Trịnh) Khắc Phục còn thể hiện được tài năng kiệt xuất của mình trên nhiều lĩnh vực khác như ngoại giao, tuyển chọn nhân tài, phát triển giao thông thủy lợi… Ngày 26 tháng 7 năm Tân Mùi (1451), Lê (Trịnh) Khắc Phục từ trần. Năm Quang Thuận thứ 8 (tức năm 1647), vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu cho những người được ban quốc tính trước đây được trở về họ cũ. Theo đó, ở nhiều nơi những người họ Lê gốc Trịnh đã quay về với họ gốc của mình. Tuy nhiên, riêng chi nhánh họ Lê gốc Trịnh ở Yên Duệ – La Sơn (nay là xã Đức Hương – huyện Vũ Quang) vẫn giữ nguyên họ Lê như hiện nay. Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, con cháu họ Lê tại làng Đò – xã Yên Duệ (nay là các xóm Hương Tân và Hương Đại – xã Đức Hương) đã xây dựng được nhà thờ để thờ tự cụ tổ Lê Khắc Phục. Theo lời kể, trước từ đường họ Lê dài tới 17 gian bao gồm cả Thượng điện, Trung
![](https://huyenvuquang.com/wp-content/uploads/2024/01/Nha-tho-ho-Dang-xa-An-Phu-768x432.png)
Nhà thờ họ Đặng (xã Ân Phú)
Nhà thờ Họ Đặng còn có tên gọi khác là Từ đường Họ Đặng. Đây là nơi thờ tự tiên tổ Họ Đặng ở xã Ân Phú và hai cha con là Đặng Cử – người từng giữ chức Võ thành vệ Tam đội thị sai, Chánh Cửu phẩm Thư lại và Đặng Tân – Chánh Đội trưởng Thập đội thị sai, Trấn giữ phía Tả thành Nghệ An cùng Đặng Giám (còn có tên gọi khác là Tổng Loan), người từng giữ chức Chánh tổng Dị Ốc. Theo các tư liệu còn lưu giữ cho biết, dòng họ Đặng có nguồn gốc từ phía Bắc thiên di về đất Trại Đầu dựng nghiệp từ thời Lê, đến nay đã trải qua 12 đời với 6 chi họ. Đặc biệt, dòng họ có hai cha con Võ Thành vệ Tam đội thị sai Chánh cửu phẩm thư lại Đặng Cử và Chánh đội trưởng Thập đội thị sai Trấn thủ Nghệ An là Đặng Tân có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn và Triều Nguyễn được ban sắc chỉ vinh danh công trạng. Tại di tích hiện còn lưu giữ 14 bản sắc lệnh cổ có từ thời vua Cảnh Thịnh (Tây Sơn) đến các thời vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái. Nhà thờ Họ Đặng tọa lạc trên một mãnh đất hình chữ nhật, có diện tích 339,6m2, mặt ngoảnh về hướng Nam với lối kiến trúc hình “chữ Nhất” bao gồm: Bái đường, sân trước, nghi môn và tường rào bao quanh. Hằng năm, vào các ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch), Rằm tháng Bảy (15/7 âm lịch), các ngày lễ, tết, đặc biệt là vào các ngày giỗ của Đặng Cử (15/6 âm lịch), Đặng Tân (30/6 âm lịch), Đặng Giám (01/7 âm lịch), con cháu trong dòng tộc trên khắp mọi miền đất nước đều tập trung về đây nhằm bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ tới công ơn của các bậc tiền nhân. Với những giá trị truyền thống lịch sử và văn hóa, năm 2014, nhà thờ Họ Đặng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.
DANH LAM THẮNG CẢNH
Huyện Vũ Quang là một địa danh du lịch sinh thái hấp dẫn ở Hà Tĩnh. Nơi đây có Vườn quốc gia Vũ Quang, nơi sở hữu nhiều loài động thực vật quý hiếm và cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt. Du khách đến đây có thể khám phá những dấu tích lịch sử của cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Phan Đình Phùng, hay thưởng thức những loại cam nổi tiếng của vùng đất này. Huyện Vũ Quang còn có nhiều thác nước nguyên sơ và hùng vĩ, như Thác Bản Lòa, Thác Vằng Dân, Thác Khủng Cho…
là những điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên hoang dã.
DU LỊCH TRẢI NGHIỆM
Vùng đất Vũ Quang đã có từ lâu trong lịch sử. Thời xa xưa là một phần đất của huyện Dương Toại, quận Cửu Đức; rồi châu Phúc Lộc (đời Đường), Đỗ Gia (đời Lê), một thời, phần lớn thuộc huyện Hương Khê (triều Nguyễn).
Vũ Quang với nhiều di tích lịch sử văn hóa từ thời Trần, thời Lê còn lưu lại. Nơi khai hoang mở đất, lập trại của cha con Trạng sử (Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy) từ thế kỷ XV; nơi có làng gốm Cẩm Trang nổi tiếng; nơi có những danh nhân văn hóa góp phần làm rạng rỡ đất Hồng Lam. Những địa danh như: Thượng Bồng, Hạ Bồng, Hói Trùng, Hói Trí, Bãi tập…đã đi vào tâm trí của người dân Vũ Quang và vang vọng mãi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Con người Vũ Quang vừa mang những đặc trưng con người Hà Tĩnh lại được tôi luyện trong gian khổ từ căn cứ địa, chiến khu xưa, từng vượt qua thác ghềnh, thú dữ nên xông pha can trường, bền gan nuôi chí lớn.